Cách mở phòng xét nghiệm tư nhân mới nhất 2023

Xã hội càng ngày càng phát thì như cầu đi xét nghiệm bệnh tật càng lớn.Các trung tâm xét nghiệm lớn và luôn luôn quá tải.Vì vậy, nhu cầu mở phòng xét nghiệm tư nhân nổi lên như 1 nhu cầu tất yếu của cuộc sống.

Phòng xét nghiệm là gì ?

Phòng xét nghiệm nói đơn giản chính là phòng lấy mẫu các bệnh phẩm, vật phẩm để đem vào phòng thí nghiệm kiểm tra sau có kết quả trả về

Các quy định về thành lập phòng xét nghiệm

  • Theo điểm b khoản 1 Điều 46 Luật khám chữa bệnh năm 2009 hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động phòng xét nghiệm gồm: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hơn thế cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân do đó, để thành lập phòng xét nghiệm thì phải thành lập doanh nghiệp.
  • Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh (thành phố) đặt trụ sở chính.
  • Thời hạn giải quyết: 5 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ được cấp giấy chứng nhận ĐKKD, 05 ngày làm việc tiếp theo được cấp giấy chứng nhận mẫu dấu và con dấu.
  • Hồ sơ thành lập doanh nghiệp:

○ Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp.

○ Điều lệ thành lập công ty.

○ Danh sách thành viên (nếu có).

○ CMND của  các thành viên trong công ty.

○ Các giấy tờ cần thiết khác.

Điều kiện Cấp giấy phép đối với Phòng xét nghiệm

Điều 28 Nghị định 109/2016/NĐ-CP và Điều 30 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BYT năm 2016 quy định điều kiện cấp giấy phép\ đối với phòng khám, tư vấn và điều trị dự phòng như sau:

Cơ sở vật chất

  • Địa điểm cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình;
  • Trường hợp thực hiện một trong các xét nghiệm huyết học hoặc hóa sinh hoặc di truyền y học hoặc miễn dịch thì phòng xét nghiệm có diện tích ít nhất là 10 m2;
  • Trường hợp thực hiện 02 hoặc 03 trong các xét nghiệm huyết học, hóa sinh, di truyền y học, miễn dịch thì phòng xét nghiệm có diện tích ít nhất là 15 m2;
  • Trường hợp thực hiện cả 04 xét nghiệm huyết học, hóa sinh, di truyền y học thì phòng xét nghiệm có diện tích ít nhất là 20 m2;
  • Trường hợp thực hiện giải phẫu bệnh và tế bào học thì phòng xét nghiệm phải có diện tích tối thiểu là 20 m2và phải riêng biệt với các phòng xét nghiệm huyết học, hóa sinh, di truyền y học và các phòng xét nghiệm khác;
  • Trường hợp thực hiện xét nghiệm vi sinh thì phòng xét nghiệm phải có diện tích ít nhất là 20m2và phải riêng biệt với các phòng xét nghiệm huyết học, hóa sinh, di truyền y học và các phòng xét nghiệm khác;
  • Bề mặt tường của phòng xét nghiệm phải sử dụng vật liệu không thấm nước sát đến trần nhà;
  • Bề mặt sàn của phòng xét nghiệm phải sử dụng vật liệu không thấm nước, bề mặt phẳng, không đọng nước;
  • Bàn xét nghiệm phải sử dụng vật liệu không thấm nước, chống ăn mòn, có hệ thống chậu rửa, vòi nước sạch lắp ngay tại bàn;
  • Có nơi chờ lấy bệnh phẩm, nơi nhận bệnh phẩm, nơi vệ sinh dụng cụ;
  • Phòng xét nghiệm có thực hiện xét nghiệm vi sinh vật có nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm cho người thì phải đáp ứng các điều kiện quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm;
  • Phòng xét nghiệm HIV phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS.
  • Bảo đảm xử lý rác thải y tế theo quy định của pháp luật;
  • Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.

Bàn thí nghiệm 1 vật dụng không thể thiếu trong phòng xét nghiệm !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *